Admin
¶«ëñ £äzÿ
Age : 32
Registration date : 03/08/2008
Tổng số bài gửi : 727
Đến từ : Địa Ngục Trần Gian
Job/hobbies : đék bík
Humor : Kenlazy
|
Tiêu đề: " NEET " 1 Cách sống mới of Teen VN Wed Aug 27, 2008 4:59 pm |
|
|
|
|
|
|
" NEET " 1 Cách sống mới of Teen VN
"NEET" trong giới trẻ . 1 cách sống đáng lo ngại of đa số teen ....... thời nay . Vẫn còn nhiều người trẻ lỡ nhịp trong cuộc sống hiện đại. (nguồn: Myadvertiser) . Xuất hiện đầu tiên ở Anh vào cuối thập niên 90, nhưng những năm gần đây họ đã có mặt tại 3 nước châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và trở thành một vấn đề xã hội đáng lo ngại. NEET là ai?
Cách ly khỏi cuộc sống
NEET là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Not in Education, Employment or Training" (Không học hành, không việc làm, không đào tạo). Họ là những người từ 15-34 tuổi, không quan tâm đến học hành, không có việc làm và cũng chẳng tham gia khóa đào tạo nào. Có thể tạm gọi họ là những người "lông bông", sống xa cách xã hội nhưng không hề nghèo khổ vì đã được gia đình "bao" gần như trọn gói.
Một người đàn ông Hàn Quốc 34 tuổi đã sống nhờ gia đình anh trai suốt 2 năm nay. Mặc dù tốt nghiệp một đại học tiếng tăm ở Hàn Quốc vốn hứa hẹn một sự nghiệp rực rỡ nhưng anh lại thất nghiệp. Lý do là đã làm cho nhiều công ty nhưng chẳng có nơi nào "chịu" anh. Chán nản vì đường công danh khởi đầu chẳng ra sao, anh này đành ở lại gia đình anh trai vì bố mẹ đã qua đời. "Lúc đầu tôi còn thấy xấu hổ vì phải sống nhờ anh trai và chẳng dám đối diện với chị dâu và các cháu. Nhưng lâu dần cũng thành quen, tôi cảm thấy đỡ xấu hổ hơn". Anh chàng này là một trong những thành viên tiêu biểu thuộc thế hệ cuối của NEET.
Bộ Lao động xã hội Hàn Quốc cho biết số lượng NEET tại nước này vào năm 2004 là 1,21 triệu người, tức khoảng 8,4% của 14,5 triệu người trẻ tuổi ở Hàn Quốc. Mặc dù NEET ở Hàn Quốc không phổ biến như ở Nhật Bản nhưng số lượng đang gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, ở Trung Quốc, 70% những người thất nghiệp (có đăng ký) là những người trẻ tuổi (số liệu từ Bộ An ninh - Lao động và Xã hội nước này). Tại Nhật Bản, NEET chiếm 2% dân số (theo tờ Wall Street Journal số ra ngày 16.1.2006). Cách đây vài năm, các phương tiện truyền thông ở Hàn Quốc đã bắt đầu đề cập nhiều đến NEET. Hiện tượng NEET dường như không có biên giới và có khuynh hướng lan sang các nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóng với số lượng NEET tăng dần theo thời gian. Điều đáng quan ngại hiện nay về NEET là sự xa cách của họ đối với xã hội, thậm chí là gia đình. Tại Nhật, vào những năm thuộc thập niên 70, hiện tượng hikikomori (sự rút khỏi xã hội) cũng là một dạng của NEET đã nổi lên như một vấn đề lớn của xã hội khi những người lớn ở xứ sở hoa anh đào không chịu đến công sở mà nhốt mình ở nhà trong vài tháng liền. Gần đây, hiện tượng này lại lây lan sang cả giới teens và cả những người thuộc nhóm tuổi khác. 60% hikikomori ở Nhật trong năm 2003 là những người trong độ tuổi đôi mươi.
Hậu quả của một tình yêu
Theo các bài phân tích trên tờ Newsweek của Trung Quốc và Wenweipao ở Hồng Kông, đa số các thành viên NEET ở Trung Quốc đều thuộc thế hệ "con một" vốn được sinh ra trong giai đoạn đầu khi mới áp dụng chính sách giới hạn sinh đẻ khắt khe của nước này, hồi thập niên 70. Lớn lên trong giai đoạn kinh tế đất nước ngày càng phồn vinh, những cô cậu ấm này được bố mẹ và ông bà cung phụng hết mực. Thậm chí, khi con cái trưởng thành, họ vẫn không ngừng "bao cấp" cho chúng theo tâm lý chung của người Á Đông. Họ đã tập trung hết tiền bạc, thời gian và sức lực cho "cục vàng" duy nhất của mình mà không ý thức được những hậu quả từ cuộc sống quá đầy đủ sung túc khiến con trẻ mất đi ý thức phấn đấu và dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình.
Có thể đổ lỗi cho các bậc cha mẹ vì quá cưng chiều con đã tạo ra NEET, nhưng xét cho cùng đó cũng là một hiện tượng xã hội khi nền kinh tế đi lên, xã hội ngày càng ngột ngạt hơn bởi sự cạnh tranh trong mọi thứ. Cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều là những nước có một giai đoạn phát triển kinh tế nhanh. Giáo dục cũng đi lên song hành cùng với kinh tế và thậm chí còn nhanh hơn. Hàng loạt học viện mọc lên như nấm mà hầu như chẳng lúc nào thiếu học viên. Thế nhưng thị trường việc làm không thể thu nhận hết thảy số sinh viên ra trường. Những người bị loại khỏi thị trường việc làm chính là NEET. Như trường hợp một người mới tốt nghiệp ra trường trả lời phỏng vấn báo China Daily: "Thậm chí kể từ khi còn học cấp 2 tôi đã được dạy là tương lai tốt đẹp chỉ đến với tôi nếu tôi học đại học. Vậy mà chẳng ai bảo tôi phải làm gì sau khi ra trường. Hình như mục đích của suốt 12 năm đèn sách của tôi là để đi thi". Thêm một ví dụ điển hình mà tờ China Newsweek đưa ra là một cô gái trẻ mặc dù có bằng thạc sĩ về ngân hàng và tài chính nhưng không thể xin được việc làm chỉ vì cô không có kinh nghiệm thực tế. Có nơi lại từ chối vì học vị của cô ấy là... quá dư so với yêu cầu của công việc. Không tìm việc được, thế là cô lại ra nước ngoài để học lấy thêm một cái bằng thạc sĩ ngành khác và lại tiêu tốn tiền của bố mẹ.
*****************************c*h*ữ**k*ý***************************** Rain, please tell me know does that seem fair -- For her to steal my heart away when she don't care -- I can't love another -- When my heart's somewhere far away |
|
|
|
|
|
|
|